Trước sự tiến bộ của y học, nhiều sản phụ đã lựa chọn sinh mổ, một phần là do khó sinh tự nhiên do cơ địa, một phần lựa chọn thời điểm phù hợp để đón con ra đời. Nhưng đối với những bà mẹ lần đầu đối mặt với sinh mổ, chắc chắn không tránh khỏi lo âu vì nhiều vấn đề liên quan phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt. Trong bài viết này, SINGCLEAN sẽ mang đến tất cả các kiến thức mẹ bầu cần biết khi chuẩn bị sinh mổ.
Lý do mẹ bầu nên chọn sinh mổ
Thông thường, mẹ bầu nên cân nhắc sinh mổ hay đẻ mổ trong trường hợp nếu sinh thường gặp vấn đề có thể gây rủi ro cho mẹ bầu hoặc bé. Kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp mẹ bầu đưa ra quyết định lựa chọn sinh mổ, ví dụ như một số lý do dưới đây:
- Thai nhi gặp vấn đề bất ổn nào đó và cần được đưa ra ngoài sớm hơn ngày sinh dự kiến.
- Mẹ bầu gặp vấn đề bất thường (như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo) hoặc đang mang bệnh có thể truyền qua thai nhi trong quá trình sinh thường như dương tính HIV, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
- Thai nhi nằm ở tư thế ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được.
- Đối với thai sinh đôi và sinh ba.
- Người mẹ đã sinh mổ trước đây – hoặc đã từng can thiệp tử cung.
—>Tìm hiểu về dính tử cung sau sinh mổ
Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
Bước 1. Gây tê tủy sống
Mẹ bầu sẽ được đưa vào phòng mổ để chuẩn bị thực hiện phẫu thuật. Lúc này các bác sĩ đã thực hiện xong xuôi các quy định về trang phục, sát khuẩn.
Mẹ bầu được hỗ trợ nằm lên bàn mổ sau đó được điều dưỡng thực hiện sát khuẩn vùng lưng và thực hiện gây tê tủy sống để làm giảm cảm giác đau trong quá trình mổ đẻ.
Bước 2. Đặt ống thông tiểu
Mẹ bầu sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang và sát khuẩn, làm sạch vùng kín.
Bước 3. Phẫu thuật lấy thai
Điều dưỡng sẽ căng một tấm màn che trước mặt để mẹ bầu không chứng kiến quá trình phẫu thuật. Sau một khoảng thời gian gây tê nhất định, bác sĩ sản khoa thực hiện thử phản ứng để đảm bảo đã gây tê mẹ bầu thành công. Bác sĩ thực hiện rạch một đường ngang khoảng 10cm ở vùng bụng dưới của mẹ bầu, qua lớp da, lớp mô và tử cung.
Bước 4. Đưa em bé ra ngoài
Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng lấy em bé ra khỏi buồng tử cung, thực hiện cắt dây rốn chậm cho bé, lau sạch gây. Quá trình đưa thai ra ngoài thường được thực hiện bởi một ê kíp gồm bác sĩ Sản, bác sĩ Nhi và các điều dưỡng viên…
Bước 5. Kiểm tra sức khỏe, chăm sóc cho em bé – Khâu vết mổ cho mẹ bầu.
Sau khi cắt dây rốn, em bé sẽ được đưa ra khu vực chăm sóc sơ sinh ngay trong phòng mổ. Bác sĩ sơ sinh sẽ thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát cho bé, các nữ hộ sinh sẽ lau sạch máu và nước ối trên người cho em bé.
Trong lúc này, các bác sĩ tiếp tục vệ sinh và khâu vết mổ cho mẹ bầu.
Bước 6: Thực hiện tiếp xúc da kề da
Việc thực hiện khâu thẩm mỹ vết mổ cho mẹ bầu mất khá nhiều thời gian, do đó trong lúc này, các nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ giúp bé được tiếp xúc da kề da với mẹ. Tùy vào sức khỏe của mẹ bầu và em bé mà bác sĩ sẽ cho chỉ định thời gian thực hiện tiếp xúc da kề da.
Sau khi thực hiện tiếp xúc da kề da, em bé được tiếp tục chăm sóc. Mẹ bầu và em bé được đeo vòng định danh. Tiếp đó em bé sẽ được đưa về phòng áp da chuyên biệt để thực hiện tiếp xúc da kề da với bố. Tại phòng tiếp xúc áp da với bố, các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bố các tư thế thực hiện áp da sao cho đúng và chính xác nhất, đảm bảo an toàn cũng như mang lại lợi ích tối đa cho em bé.
Bước 7: Hoàn thành chăm sóc em bé – Đưa mẹ và bé về phòng theo dõi hậu phẫu, lưu viện
Sau khi thực hiện tiếp xúc da kề da với bố, em bé được đưa về phòng chăm sóc sơ sinh để theo dõi sức khỏe và thực hiện tiêm vitamin K và vacxin viêm gan B (có thể thực hiện trong vòng 24h đầu sau sinh).
Mẹ bầu sau khi được các bác sĩ hoàn thành khâu vết mổ sẽ được chuyển ra phòng hậu phẫu để theo dõi sức khỏe. Khi tình hình sức khỏe của mẹ bầu và em bé ổn định, cả 2 mẹ con sẽ được đưa về lưu viện trong vòng 3 ngày. Nữ hộ sinh của bệnh viện thực hiện trao bé cho mẹ và gia đình theo đúng quy trình.
Bước 8: Xuất viện
Với trường hợp sinh mổ, mẹ bầu sẽ được lưu viện 72 giờ. Sau thời gian này, mẹ và gia đình sẽ được hướng dẫn thực hiện thủ tục xuất viện.
Tham khảo: Dính trong sinh mổ
Sinh mổ bao lâu thì lành và hết đau?
Mỗi mẹ bầu sinh mổ sẽ trải nghiệm mức độ đau riêng và có tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Tùy từng người mà cơn đau nhức có thể kéo dài đến 8 tuần sau sinh, thậm chí là lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết sẽ cảm thấy bớt đau sau vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau ca mổ bắt con còn tùy thuộc vào việc đây là lần sinh mổ thứ mấy.
Trên thực tế, có một vài mẹ bầu cảm thấy tình trạng đau càng ngày càng trầm trọng, nhất là sau ca phẫu thuật khoảng 1 tuần. Trong khi một vài người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.
Sinh mổ cần kiêng ăn món nào?
Sau khi sinh mổ, đường ruột của người mẹ bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày suy giảm dẫn đến khả năng tiêu hóa giảm sút đáng kể. Do đó, nếu ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đầy bụng, táo bón,… khiến quá trình hồi phục sức khỏe trở nên khó khăn.
Sản phụ nên tránh những thực phẩm sau để phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sanh mổ:
- Vì sau khi mổ lấy thai, thân nhiệt của mẹ bầu giảm đi đang kể, vậy nên hạn chế ăn các món ăn chứa tính hàn, chẳng hạn như ốc, cua, rau đay,… Những thực phẩm này sẽ ngăn cản quá trình ngưng tụ máu khiến vết mổ lâu lành lại.
- Những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo, hình thành mủ, gây viêm nhiễm vết mổ như đồ ăn làm từ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà,…
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ bao gồm da động vật, móng giò, thịt mỡ, đồ chiên rán,…
- Các thực phẩm cay nóng như ớt, mù tạt, hạt tiêu…
- Những loại đồ uống và thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, bia,… và các loại thức ăn tươi sống như salad, rau sống,…
- Những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho cơ thể.
- Một số sản phụ bị biến chứng huyết áp cao phải hạn chế ăn mặn.
Sinh mổ nên ăn gì
Mẹ bầu chỉ nên uống nước tinh khiết hoặc ăn cháo loãng trong 6 giờ đầu sau khi sinh mổ để ko ảnh hưởng đến vết thương
Trong khoảng thời gian 3-4 ngày tiếp theo sau khi sinh, mẹ bầu có thể ăn cơm, tuy nhiên nên ăn với khẩu phần vừa phải, không ăn quá no và tránh thức ăn chứa nhiều chất béo. Nên bổ sung thêm vitamin từ trái cây và uống nhiều nước để không bị táo bón.
Đối với mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Sản phụ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu protein như trứng, canh xương hầm, thịt lợn, súp gà,…. Đồng thời, bữa ăn mỗi ngày nên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi. Có thể thay đổi món mỗi ngày để mẹ bầu không bị ngán.
Một số thực phẩm ngon – bổ mà mẹ bầu nên ăn:
1. Thịt nạc
Thịt nạc các loại (thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà…) là những thực phẩm dồi dào chất đạm, ngoài ra còn chứa nhiều chất sắt và vitamin B nên được xem là thức ăn tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, trong thịt chứa nhiều vitamin B6 hỗ trợ sự hình thành mô và phát triển não bộ của thai nhi, vitamin B12 giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Nhóm vitamin B còn giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thịt để cơ thể hấp thu một cách đầy đủ nhất.
2. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nhắc đến thực phẩm tốt nhất dành cho mẹ bầu, không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong sữa chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, canxi, DHA, chất béo, vitamin D, kẽm… Mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày đa dạng các loại như sữa bột, sữa tươi, sữa chua…
3. Trứng
Bổ sung trứng vào chế độ ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng chất đạm dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra, trứng cũng giàu sắt, kẽm, choline, folate… là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Trong trứng cũng chứa nhiều vitamin D giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu. Vì thế, mẹ nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
4. Cá hồi
Cá hồi là một loại thực phẩm giàu chất béo omega-3 và chất đạm. Axit béo omega-3 (còn gọi là DHA và EPA) sẽ giúp phát triển não bộ ở trẻ, giúp trẻ thông minh hơn. Omega-3 rất tốt cho sự phát triển mắt của trẻ. Một số khuyến cáo cho rằng phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, do đó nhiều mẹ bầu lo lắng khi ăn cá hồi. Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong cá hồi chỉ chứa một lượng thủy ngân rất thấp và được kiểm chứng an toàn cho phụ nữ mang thai.
5. Các loại ngũ cốc
Đối với những mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén, chán ăn, khó ăn… có thể sử dụng ngũ cốc thay thế bởi loại thực phẩm này có lượng calo và chất béo thấp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu. Ngũ cốc cũng khá dễ ăn và là lựa chọn thích hợp cho mẹ bầu làm món ăn vặt, giảm thiểu nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, phòng ngừa co thắt tim mạch và nguy cơ đột quỵ.
6. Rau có lá màu xanh
Các loại rau có lá màu xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin A, K, C và nhiều chất khoáng như canxi, sắt, kali, folate… Đặc biệt, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất có lợi là sulforaphane tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của cả mẹ và bé. Vitamin A trong rau xanh còn giúp phát triển cơ thể và thị lực cho bé. Nhóm thực phẩm này rất đa dạng như bông cải xanh, xà lách, rau bina, rau ngót… nên mẹ bầu có thể xen kẽ bổ sung vào thực đơn hàng ngày mà không sợ ngấy.
7. Cam, quýt hoặc các loại trái cây họ cam quýt
Cam, quýt và các loại trái cây họ cam quýt luôn được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Ăn hoặc uống nước ép cam mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết như vitamin C. Vitamin C chống cảm lạnh sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt tốt hơn, giúp cho xương của trẻ khỏe mạnh hơn. Kali có trong nước cam cũng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế, mẹ bầu đừng quên bổ sung nước cam mỗi ngày.
8. Bơ
Trong quả bơ chứa nhiều chất axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin C, B, E, K cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kali, folate, lutein… đây đều là những dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Các axit béo đơn tham gia vào quá trình thành da, mô và não ở trẻ. Ngoài ra, bơ cũng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu.
Sinh mổ ngày nay đã có những biện pháp y học tiên tiến giúp quá trình vượt cạn của các bà mẹ nhẹ nhàng hơn trước kia. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hỗ trợ các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc về các vấn đề sau sinh mổ, từ đó sức khỏe sẽ được hồi phục nhanh nhất có thể.