Bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của Gel chống dính Hyaluronic Acid trong can thiệp sản phụ khoa

Phân tích Meta của Zheng và cộng sự (2019) về các nghiên cứu sử dụng Gel Hyaluronic Acid trong việc ngăn ngừa dính buồng tử cung sau can thiệp buồng tử cung (can thiệp phụ khoa).

Phương pháp thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một cách hiệu quả, có hệ thống về hiệu quả của Gel Hyaluronic Acid trong việc ngăn ngừa dính buồng tử cung sau can thiệp buồng tử cung. Tại trong phân tích Meta này, các nghiên cứu được tìm kiếm trên các 3 cơ sở dữ liệu là Pubmed, Cochrane Library và Embase với đối tượng là các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát sử dụng Hyaluronic Acid với vai trò là một biện pháp chống dính sau can thiệp buồng tử cung. Có tất cả 7 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) được lựa chọn vào trong phân tích trên tổng cộng 952 bệnh nhân tiến thành can thiệp buồng tử cung.

Kết quả nghiên cứu

Tỷ lệ gặp phải biến chứng dính buồng tử cung sau can thiệp (the incidence of IUA)

Sử dụng Gel Hyaluronic Acid giảm đáng kể tỷ lệ gặp phải biến cố dính buồng tử cung [relative risk (RR) = 0,42; 95CI: 0.30 – 0. 57; p<0,001)].

Nghiên cứuNhóm thửNhóm chứngTrọng sốTỷ suất nguy cơ [95CI]
Biến cốTổngBiến cốTổng
Acunzo, 2003643134111,8%0,44 [0,18 – 1,05]
Fuchs, 20143261260,9%3,00 [0,33 – 26,99]
Guids, 2004767176515,3%0,40 [0,18 – 0,90]
Hooker, 20171077227220,2%0,43 [0,22 – 0,83]
Li, 2018131373313729,3%0,39 [0,22 – 0,72]
Tsapanos, 200115071004,1%0,29 [0,04 – 2,26]
Xiao, 2015755215618,5%0,34 [0,16 – 0,73]
Tổng số mẫu455497100%0,42 [0,30 – 0,57]
Tổng biến cố47114  
Hệ số sai lệch (Heterogeneity): χ2 = 3,56; df = 6 (P = 0,74); I2 = 0%
Test cho ảnh hưởng chung (Test for overall effect): Z = 5.50 (P < 0,00001)
Bảng 1.  Tỷ lệ mắc biến cố dính buồng tử cung ở nhóm thử, nhóm chứng, so sánh giữa các nghiên cứu và phân tích gộp

Tỷ lệ gặp biến cố dính buồng tử cung theo các loại can thiệp buồng tử cung khác nhau (nạo phá thai, nội soi tử cung)

Kết quả phân tích nhóm nhỏ chỉ ra rằng tác dụng phòng ngừa dính sau mổ của Gel Hyaluronic Acid không bị ảnh hưởng bởi loại hình can thiệp tử cung với nạo phá thai (RR = 0,44; 95CI = 0,26 – 0,68; p<0,0001).

Tỷ lệ gặp biến cố dính buồng tử cung theo các nguyên nhân ban đầu khác nhau (nạo phá thai; dính buồng tử cung; u xơ dưới niêm mạc tử cung, poly nội mạch tử cung và tử cung trung thất)

Nghiên cứuNhóm thửNhóm chứngTrọng sốTỷ suất nguy cơ [95CI]
Biến cốTổngBiến cốTổng
Nạo phá thai
Tổng số mẫu19623944,8%0,48 [0,29 – 0,78]
Tổng biến cố2462  
Hệ số sai lệch (Heterogeneity): χ2 = 3,41; df = 3 (P = 0,38); I2 = 0%
Test cho ảnh hưởng chung (Test for overall effect): Z = 2,96 (P = 0,003)
Dính buồng tử cung
Tổng số mẫu989736,7%0,38 [0,21 – 0,67]
Tổng biến cố47114  
Hệ số sai lệch (Heterogeneity): χ2 = 0,19; df = 3 (P = 0,66); I2 = 0%
Test cho ảnh hưởng chung (Test for overall effect): Z = 3,31 (P = 0,0009)
U xơ dưới niêm mạc tử cung, poly nội mạch tử cung và tử cung trung thất
Tổng số mẫu676536,7%0,38 [0,21 – 0,67]
Tổng biến cố717  
Hệ số sai lệch (Heterogeneity): Không áp dụng
Test cho ảnh hưởng chung (Test for overall effect): Z = 2,22 (P = 0,03)
Bảng 3.  Tỷ lệ mắc biến cố dính buồng tử cung theo nguyên nhân ban đầu ở nhóm thử, nhóm chứng, so sánh giữa các nghiên cứu và phân tích gộp

Tỷ lệ mang thai sau can thiệp buồng tử cung

Gel chống dính Hyaluronic Acid cải thiện tỷ lệ mang thai sau can thiệp tử cung [RR = 1,94; 95CI: 1,46 – 2,60; p<0,001).

Nghiên cứuNhóm thửNhóm chứngTrọng sốTỷ suất nguy cơ [95CI]
Biến cốTổngBiến cốTổng
Fuchs, 201472632610,1%2,33 [0,68 – 8,05]
Tsapanos, 200138504010089,9%1,90 [1,43 – 2,53]
Tổng số mẫu76126100,0%1,94 [1,46 – 2,60]
Tổng biến cố4543  
Hệ số sai lệch (Heterogeneity): χ2 = 0,11; df = 4 (P = 0,74); I2 = 0%
Test cho ảnh hưởng chung (Test for overall effect): Z = 4,51 (P < 0,00001)
Bảng 4. Tỷ lệ mang thai sau can thiệp buồng tử cung ở nhóm thử, nhóm chứng, so sánh giữa các nhóm nghiên cứu và phân tích gộp

Kết luận

Gel chống dính Hyaluronic Acid giảm đáng kể tỷ lệ dính buồng tử cung sau can thiệp tử cung, bất kể loại can thiệp, nguyên nhân bệnh lý ban đầu. Hơn thế nữa, điều trị bằng Gel Acid Hyaluronic cũng cho thấy làm tăng tỷ lệ có thai sau can thiệp tử cung.

Tài liệu tham khảo

Zheng, F., Xin, X., He, F., Liu, J., & Cui, Y. (2020). Meta-analysis on the use of hyaluronic acid gel to prevent intrauterine adhesion after intrauterine operations. Experimental and therapeutic medicine, 19(4), 2672–2678.

4 thoughts on “Bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của Gel chống dính Hyaluronic Acid trong can thiệp sản phụ khoa

  1. Pingback: GEL CHỐNG DÍNH SINGCLEAN THAM GIA HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HOSREM - Singclean

  2. Pingback: [SINGCLEAN] NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI SINH MỔ - Gel chống dính Singclean

  3. Pingback: [Singclean] NHỮNG RỦI RO KHI SINH MỔ MÀ CÁC SẢN PHỤ VÀ EM BÉ CÓ THỂ GẶP PHẢI [Dính sau sinh mổ] - Gel chống dính Singclean

  4. Pingback: XUA TAN NỖI LO DÍNH SAU PHẪU THUẬT VỚI SINGCLEAN - GEL CHỐNG DÍNH THỊ PHẦN SỐ 1 VIỆT NAM - Gel chống dính Singclean

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute